Ought to là gì? Cách dùng và bài tập chi tiết đơn giản nhất

 Ngữ pháp là kiến thức nền tảng căn bản rất quan trọng trong quá trình học tập và sử dụng tiếng Anh. Việc hiểu và vận dụng thành thạo các cấu trúc ngữ pháp mang lại rất nhiều lợi ích trong việc tiếp thu, truyền đạt và tương tác bằng tiếng Anh cũng như cải thiện hiệu quả của công việc

Để đạt được kết quả tốt trong các kỳ thi ngôn ngữ tiếng Anh như IELTS, TOEIC,… thì việc mở rộng và nắm vững ngữ pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Để làm được điều đó, người học cần hiểu kỹ ý nghĩa và vai trò của các cấu trúc ngữ pháp khác nhau trong câu. Bài viết này sẽ trình bày cách sử dụng cấu trúc ought to rất phổ biến và cách phân biệt với cấu trúc should.

Key Takeaways:

Động từ khuyết thiếu: những động từ đặc biệt luôn đi kèm với động từ khác

Should: Dùng để đưa ra quan điểm hay lời khuyên, hoàn toàn không có tính bắt buộc

Ought to: Đưa ra quan điểm và lời khuyên, có tính bắt buộc cao hơn should

Động từ khiếm khuyết là gì?

Như đã nói ở trên, Should và Ought là hai dạng Động từ Khuyết thiếu xuất hiện thường xuyên trong các ngữ liệu tiếng Anh. Để hiểu rõ ý nghĩa và cách sử dụng hai cấu trúc này, người học cần hiểu rõ về động từ khuyết thiếu.

Động từ khuyết thiếu là những động từ đặc biệt luôn đi kèm với động từ khác trong câu để thể hiện thái độ của người nói với hành động diễn ra trong câu.

Quan sát ví dụ sau:

He can swim. (Anh ta có thể bơi)

Phân tích câu trên, ta thấy câu có 3 thành phần là:

-      Chủ ngữ: He

-      Động từ khuyết thiếu: Can

-      Động từ nguyên mẫu: Swim

Như vậy, động từ thể hiện hành động chính trong câu là swim, tức là bơi, còn từ “can” thể hiện thái độ của người viết rằng “hành động bơi có thể diễn ra”.

Ví dụ tương tự: She should leave now. (Cô ấy nên rời đi ngay bây giờ)

Ở đây ta thấy hành động chính trong câu là “leave” (rời đi) còn từ should thể hiện quan điểm của tác giả rằng “hành động rời đi nên xảy ra”.

Xem thêm: Các động từ khuyết thiếu thông dụng

Cấu trúc Ought to

Động từ khiếm khuyết ought to được dùng để đưa ra lời khuyên hay trình bày quan điểm về một vấn đề cụ thể. Nhìn chung, từ ought to thể hiện tính yêu cầu cao hơn từ should.

a.  Cấu trúc khẳng định:

Công thức chung: S + ought to + Vbare

Cấu trúc khẳng định này dùng để trình bày quan điểm về một việc nên xảy ra và có tính yêu cầu cao hơn should.

Ví dụ:

-      She ought to stop that terrible eating habit as soon as possible. (Cô ấy nên dừng thói quen ăn uống kinh khủng đó sớm nhất có thể)

-      He ought to stop smoking to improve his health. (Anh ta nên dừng hút thuốc để cải thiện sức khỏe)

-      You ought to finish your homework before thinking about the holiday. (Bạn nên hoàn thành bài tập trước khi nghĩ tới kỳ nghỉ)

b.  Cấu trúc phủ định:

Công thức chung: S + ought not to + Vbare

Cấu trúc phủ định dùng để trình bày quan điểm về việc không nên xảy ra và có tính yêu cầu bắt buộc cao hơn should not.

Ví dụ:

-      You ought not to leave before finishing the task. (Bạn không nên rời đi trước khi hoàn thành nhiệm vụ)

-      We ought not to play that game again. (Chúng ta không nên chơi lại trò đó)

Cấu trúc Should

Động từ khiếm khuyết Should thường dùng để thực hiện chức năng đưa ra lời khuyên, đưa ra quan điểm đối với một vấn đề.

a.  Cấu trúc khẳng định:

Công thức chung: S + should + Vbare

Một quy tắc chung cần lưu ý khi sử dụng Modal Verb đó là Modal Verb luôn đi chung với Động từ nguyên mẫu (Vbare). Cấu trúc should được dùng để thể hiện quan điểm rằng ai đó nên làm gì đó. Nhìn chung, từ should ở đây không mang tính bắt buộc.

Ví dụ:

-      He should do more exercises to be in shape. (Anh ta nên tập thể dục nhiều hơn để giữa thể hình đẹp)

-      She should try harder in order to achieve her target. (Cô ấy nên cố gắng hơn nữa để đạt được mục tiêu)

-      I should stop smoking as this habit is absolutely detrimental. (Tôi nên ngừng hút thuốc vì thói quen này chắc chắn có hại)

-      You should wait for a moment. (Bạn nên chờ một lúc)

-      They should go to the hospital and make an appointment with the doctor. (Họ nên đến bệnh viện để tạo một cuộc hẹn với bác sĩ)

Một lưu ý khác mà người học cần ghi nhớ đó là Động từ khiếm khuyết không biến đổi theo chủ ngữ.

Với một động từ bình thường, dạng của động từ thay đổi tùy vào chủ ngữ, chẳng hạn như:

-      Everything is still amazing! (Mọi thứ vẫn tuyệt vời)

-      I am a soccer player. (Tôi là một cầu thủ bóng đá)

-      She works at the hospital. (Cô ấy làm việc tại bệnh viện)

-      They work at a university. (Họ làm ở một trường đại học)

Tuy nhiên, Động từ khiếm khuyết tuyệt nhiên không bị biến đổi. Dù đi với bất kỳ chủ chủ ngữ nào, dù là số ít hay số nhiều, động từ should vậy được giữ ở dạng nguyên mẫu.

b.  Cấu trúc phủ định:

Công thức chung: S + should + not + Vbare

Ví dụ:

-      You should not let him do it on his own as he lacks a lot of necessary skills. (Bạn không nên để anh ta tự làm vì anh ấy thiếu nhiều kỹ năng cần thiết)

-      We should not travel to that area in summer because the weather is boiling. (Chúng ta không nên đi du lịch tới khu vực đó vào mùa hè vì thời tiết cực kỳ nóng)

-      He should not spend so much time surfing social networking sites. (Anh ta không nên dành quá nhiều thời gian lướt mạng xã hội)

Cụm từ “should not” dùng để thể hiện quan điểm ai đó không nên làm gì đó. Cụm từ “should not” hoàn toàn không mang tính chất bắt buộc.

Một lưu ý khác mà người học cần biết đó là cụm từ “should not” có thể được viết gọn thành “shouldn’t”. Tuy nhiên, cách viết tắt này tương đối không trang trọng và chỉ nên dùng trong văn nói, khi viết các cuộc hội thoại hoặc các văn bản không cần tính trang trọng. Khi viết các văn bản học thuật yêu cầu độ nghiêm túc cao, cách viết tắt này nên bị loại trừ.

-      He shouldn’t stay at home on such an amazing day. (Anh ta không nên ở nhà vào một ngày tuyệt vời như thế)

-      We shouldn’t ignore other ideas to solve the problem. (Chúng ta không nên phớt lờ những ý tưởng khác để giải quyết vấn đề)

c.   Cấu trúc nghi vấn:

Công thức chung: Should + S + Vbare?

 Hoặc:                   Shouldn’t + S + Vbare?

Cấu trúc này thường được dùng để hỏi rằng liệu một hành động có nên xảy ra hay không.

Ví dụ:

-      Should he visit his family this summer? (Liệu anh ấy có nên thăm gia đình vào hè này?)

-      Shouldn’t she wait for the decision from her boss? (Cô ấy không nên chờ quyết định từ sếp sao?)

-      Should we consider other options for the issue? (Chúng ta có nên cân nhắc những lựa chọn khác cho vấn đề không?)

-      Shouldn’t you come back home before 11 PM? (Không phải bạn nên về nhà trước 11 giờ đêm sao?)

Khác biệt giữa Should và Ought to

Nhìn chung, cấu trúc should và ought to khá giống nhau về ý nghĩa và chức năng, để nêu quan điểm hay lời khuyên về một vấn đề. Khác biệt cơ bản giữa 2 cấu trúc này nằm ở tính chất yêu cầu bắt buộc.

Cụ thể, cấu trúc ought to có tính yêu cầu cao hơn hẳn cấu trúc should. Khi người nói sử dụng từ ought to, tuy không mang nghĩa cưỡng ép, nhưng lời khuyên đưa ra với từ ought to thể hiện tính yêu cầu cao hơn với từ should.

Ví dụ, khi thấy bạn mình hút thuốc, có thể nói: “Well, you should stop smoking.”

Tuy nhiên, nếu một bác sĩ nhận thấy một bệnh nhân gặp nhiều vấn đề về sức khỏe do hút thuốc, bác sĩ sẽ nói: “You ought to stop smoking as it is very harmful!”

Tham khảo thêm:

  1. Cấu trúc Object

  2. Cấu trúc Be able to

Bài tập vận dụng

1. She … stay at home. (ought)

2. I believe my father should … smoking. (stop)

3. My brother ought … waste all his time playing online games. (not)

4. He ought … his homework today. (finish)

5. He … stay up too late. (ought/not)

6. She … wait until his parents come back. (should)

7. My teacher … to listen to the ideas of those students. (ought)

8. She … spend more time reading the document. (should)

9. The house … to be built this year. (ought)

10.There … some bottles on the table. (should)

11. There … to be some chairs over there. (ought/ not)

12. I believe the school … reconstructed next year. (should)

Đáp án

1. Ought to

2. Stop

3. Not to

4. To finish

5. Ought not to

6. Should

7. Ought

8. Should

9. Ought

10. Should be

11. Ought not

12. Should be

Kết luận

Qua sự phân tích trên, bài viết đã trình bày ý nghĩa, cách sử dụng cấu trúc Ought to và cách phân biệt với should. Đây là hai cấu trúc phổ biến, xuất hiện nhiều trong các ngữ liệu tiếng Anh. Việc hiểu và vận dụng tốt hai cấu trúc này không chỉ cải thiện kiến thức ngữ pháp của người học mà còn mang nâng cao khả năng tiếp thu cũng như tương tác bằng tiếng Anh trong học tập và cả công việc.

Comments

Popular posts from this blog

Gợi ý 10 trung tâm luyện thi IELTS hàng đầu Hà Nội (2023)

Independent đi với giới từ gì? Cách dùng chính xác nhất

Gợi ý danh sách 10 trung tâm luyện thi IELTS hàng đầu TPHCM (2024)